Marketing Specialist là gì? Những điều cần biết về công việc này ở thời đại 4.0

Marketing Specialist là gì? Công việc này đòi hỏi những trang bị về nền tảng, kiến thức gì? Đây là những câu hỏi dường như dành được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. vì thế, hãy cùng Photo Cross khám phá công việc của một Marketing Specialist nhé!

Marketing Specialist là gì

Như thế nào được gọi là một marketing specialist (Ảnh: Internet)

Marketing Specialist là gì?

Marketing Specialist được dịch nghĩa thành tiếng việt là chuyên gia tiếp thị, là nhân vật mà, như cái tên đã đề cập, là chuyên gia trong một hoặc nhiều lĩnh vực cụ thể trong marketing. Một số lĩnh vực cụ thể có thể kể đến như SE0, social media hay events marketing, market research, branding và hơn thế nữa.

“ một General Marketer là át chủ bài của mọi hoạt động buôn bán, họ chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động xuyên suốt tổng thể các kênh marketing và kiểm soát các dự án về quảng cáo tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, quan hệ công chúng và hơn thế nữa.” được giải thích bởi Lynda Liu, giám đốc marketing của công ty Place exchange. Nhưng mặt khác, “ một chuyên gia là người sẽ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể trong marketing cung với một đội nhóm xác định cà có khả năng để hiểu sâu về lĩnh vực đó hơn”. Sau cùng, họ trở thành một chuyên gia vững mạnh trong lĩnh vực đó.

Trên đây là những định nghĩa cơ bản về Marketing Specialist mà bạn có thể tham khảo.

Trách nhiệm khi là một người làm Marketing Specialist

  • Phát triển, tiến hành, giám sát các chiến dịch truyền thông như email, mạng xã hội hoặc một số các chiến dịch digital cũng như sự kiện
  • Kết hợp, làm việc với các phòng ban nội bộ (phát triển sản phẩm, bán hàng) để phát triển và kiểm soát các chiến dịch truyền thông
  • Phân tích và báo cáo chỉ số hiệu quả và hiệu suất của chiến dịch
  • Chỉ đạo nghiên cứu thị trường và phân tích xu hướng để xác định các cơ hội truyền thông mới.
  • Phát triển và tạo ra các sản phẩm truyền thông, như sales và các tài sản thế chấp, kiểm soát và phát triển brand guideline.
  • Viết, chỉnh sửa content một cách sáng tạo cũng như có kỹ thuật trên các phương tiện truyền thông.
  • Làm việc với các đơn vị agency bên ngoài và các nhà cung cấp để thực thi các chiến dịch truyền thông.

Trách nhiệm của marketing specialist

Trách nhiệm của marketing specialist rất lớn trong một tập thể (Ảnh: Internet)

Kỹ năng cần học hỏi và thành thục khi là Marketing Specialist

Dựa trên những nhiệm vụ của một Marketing Specialist, ta có thể từ đó suy ra các kỹ năng cần thiết để đảm bảo cho công việc này. Thì kỹ năng đầu tiên trước hết phải hiểu tổng quan về nghành nói chung bên cạnh là nắm được về mảng digital. Sau khi đã hiểu tổng quan về nghành thì những kĩ năng khác bạn cần phải có là:

  • Tạo, kiểm soát, quản lý KPI cho phòng ban cũng như tiến độ của từng hạng mục
  • Biết cách giao tiếp cũng như kĩ năng thuyết trình hiệu quả, dễ hiểu.
  • Biết cách xem và quản lý dữ liệu từ các công cụ đo lường, cũng như phân tích, đánh giá khối dữ liệu về thị trường, đối thủ, khách hàng.
  • Branding và social media
  • Bắt kịp, am hiểu về những xu hướng trong nghành cũng như ngoài xã hội. các phát triển thì thị trường càng biến đổi rất nhanh nên một marketer luôn phải biết năm bắt đúng thời điểm.
  • Tư duy chiến lược là một kĩ năng quan trọng của một Marketing Specialist. Khả năng này giúp kiểm soát các đầu mục công việc mà marketer phải làm và làm nó trở nên tối ưu hơn. Sở hữu một tư duy chiến lucowj tốt sẽ giúp marketer lên các kế hoạch cũng như các phương án dự phòng cho các tình huống bất ngờ xuất hiện. kiểm soát mọi việc và cố gắng để mọi quy trình trở nên hiệu quả nhất

Các kỹ năng mà một marketing specialist

Các kỹ năng mà một marketing specialist cần phải có (Ảnh: Internet)

Kiến thức quan trọng của người làm Marketing Specialist

SEO

SEO hay Search Engine Optimization là việc tối ưu các công cụ tìm kiếm để phục vụ cho việc cải thiện và phát triển lưu lượng truy cập website và tỷ lệ chuyến đổi. đây là một kiến thức quan trọng mà marketer cần chuẩn bị.

 Email Marketing

Là một cách thức để giúp doanh nghiệp tiếp cận với tệp khách hàng mục tiêu. Cách triển khai và tạo lập kế hoạch cho email marketing là một kỹ năng cơ bản của nghành, ngoài ra am hiểu về những công cụ số liệu thống kê cũng là kiến thức cần phải có.

Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến là một hoạt động thiết yếu tại bất kì công ty nào. Lĩnh vực này giúp ta tìm được nhiều khách hàng mục tiêu hơn cũng như quảng bá hình ảnh công ty. Vì thế, việc thành thạo các kiến thức về quảng cáo trực tuyến cũng như hiểu được các chỉ số đo lường là một việc quan trọng.

Marketing mạng xã hội (Social Media Marketing)

Mạng xã hội đã và đang là xu hướng hiện nay giúp ích rất nhiều người, nó giúp các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận được với nhiều các khách hàng hơn, vì vậy truyền thông trên mạng xã hội là một đầu mục rất quan trọng trong nghành.

Trình độ đào tạo và bằng cấp của Marketing Specialist

Kiến thức và kinh nghiệm là những đầu mục quan trọng nhất để tuyển dụng một Marketing Specialist. Nhưng về nền tảng thì các Marketing Specialist thường có bằng cấp về tiếp thị, truyền thông hay quản trị kinh doanh.

Bằng thạc sĩ sẽ là một yêu cầu tối thiểu trong một số công việc chuyên môn cao. Cũng là một bằng cấp thích hợp để phát triển trong lĩnh vực này.

Kinh nghiệm làm việc của Marketing Specialist

Các nhà tuyển dụng thường thích tuyển dụng ứng viên có khoảng 2 năm kinh nghiệm trong tiếp thị hoặc bán hàng. Các trường hợp còn là sinh viên có thể tham gia thực tập để học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như cải thiện hồ sơ của bản thân.

Kinh nghiệm thực tế lĩnh hội được trong môi trường làm việc sẽ giúp một người hiểu được những rắc rối của thị trường tiếp thị. Có thể bắt đầu bằng các vị trí trợ lý để tích lũy kinh nghiệm.

Người làm Marketing Specialist có thể làm những gì?

Với những kinh nghiệm và lĩnh vực khác nhau thì Marketing Specialist cũng có những cấp độ và tên gọi khác nhau. Theo đó chia thành 5 cấp bậc mà bạn có thể nghiên cứu.

Cấp độ 1: Marketing Coordinator (Nhân viên điều phối Marketing)

Cấp độ 2: Marketing Manager (Quản lý Marketing)

Cấp độ 3: Marketing Director (Trưởng phòng Marketing)

Cấp độ 4: VP of Marketing (Phó giám đốc Marketing)

Cấp độ 5: Chief Marketing Officer (Giám đốc Marketing)

Cơ hội phát triển trong nghành marketing

Cơ hội phát triển trong nghành (Ảnh: Internet)

Cơ hội và thách thức cho Marketing Specialist tại Việt Nam

Với sự phát triển trong mặt của xã hội và sự hội nhập kinh tế giữa các quốc gia, ngày càng có nhiều doanh nghiệp được hình thành và phát triển. từ đó tính cạnh tranh nhau cũng được đẩy lên một tầm cao mới. như vậy để các doanh nghiệp có thể đứng vững trên thi trường thị cần rất nhiều chuyên môn đến từ các chuyên gia marketing và các agency bên ngoài.

Ngoài ra, vì đây là thời kỳ internet đang phát triển mạnh mẽ, điều đó đòi hỏi ta phải liên tục cập nhật và học hỏi những kiến thức, khái niệm mới. nếu cứ tiếp tục đướng lối cũ thì hậu quả sẽ rất dễ bị đào thải. vậy nên cần chuẩn bị thật nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm cùng với tinh thần học hỏi cao sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong hành trình chính phục nghành.

Thế bạn đã hiểu Marketing Specialist là gì rồi chứ? Cùng cập nhật thêm các kiến thức về truyền thông kỹ thuật số mới nhất của chúng tôi nhé!