Khái niệm Ảnh Chân Dung

Trong nhiếp ảnh thì ảnh chân dung được sử dụng rất nhiều tron đới sống hàng ngày với nhiều mục đích khác nhau.Chính vì vậy mà cũng có rất nhiều cách cũng như kỹ thuật chụp ảnh chân dung khác nhau. Để có thể có được một tấm ảnh chân dung ưng ý nhất, bắt buộc chúng ta phải áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau.

ảnh chân dung

Trong bài viết này chúng tôi sẽ cho bạn biết ảnh chân dung là gì và những kiểu chụp chân dung phổ biến hiện nay.

Ảnh chân dung là gì ?

Ảnh chân dung là dạng nhiếp ảnh được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày với mục đích là ghi lại chân dung của bất kỳ một ai đó, ảnh chân dung sẽ lột tả được thần thái, biểu cảm thậm chí là tác động đến suy nghĩ của người xem.

bố cục ảnh chân dung

Khi chụp ảnh chân dung thì người cầm máy bắt buộc phải hiểu rõ bố cục và mục đích của tấm ảnh mà mình chụp. Với trường hợp chụp theo yêu cầu của người mẫu hoặc chụp với mục đích lưu niệm thì bức ảnh cần tôn vinh lên vẻ đẹp chính họ trong đời thường.

Để có thể chụp được một tấm ảnh ưng ý, đẹp thì không hề đơn giản, nó đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Nói về chụp chân dung thì về cơ bản có 3 kiểu chụp đó là chụp đầu và vai, chụp ¾ cơ thể, chụp toàn thân. Phần dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cơ bản cho bạn cách chụp 3 thể loại kể trên. Chia sẻ những hình ảnh chân dung đẹp được tạo góc và bố cục dễ chịu giúp bạn có thể tạo ra nhiều tác phẩm ưng ý xem tại đây

Bố cục ảnh

Quy luật 1/3: Nói về ảnh chân dung thì quy luật 1/3 chỉnh là chính là một trong những quy luật căn bản nhất để điều chỉnh bố cục bức ảnh.Trong quy luật này thì người chụp sẽ chia bức ảnh ra thành 9 phần bằng nhau được tạo bởi hai đường ngang và hai đường dọc.

góc máy chụp ảnh chân dung

Điểm giao nhau giữa các đường chính là điểm thường sẽ gây chú ý nhất trong một bức ảnh, chính vị vậy chúng ta nên đặt điểm nhấn của chủ thể vào các vị trí này.

  • Hướng chụp: Đối với ảnh thì khoảng trống trước mặt chủ đề nhiều hơn so với phía sau lưng, khi đó nhìn chủ thể bức ảnh sẽ có phương hướng hơn cũng như là tránh bị cảm giác quá cứng cáp như trong chụp hình thẻ.
  • Đường thật và ảo: Đường thật chính là đường canh theo hướng mắt của chủ thể, còn đường ảo chính là đường chéo phá đi tính thụ động dọc ngang của khung hình chử nhật. Khi có đầy đủ 2 đường này sẽ hướng vào chủ đề cũng như sinh động hơn.
  • Bố cục: Hình tam giác hoặc hình thang với đáy lớn nằm dưới sẽ tạo cảm giác chắc chắn hơn rất nhiều. Ngoài ra cũng có rất nhiều các bố cục ảnh khác dễ nhìn như là chữ L ngược, S ngược, Z ngược hay là C ngược. Trong những bố cục này thì bố cục tam giác và hình thang được áp dụng khá nhiều cũng như là dễ dàng hơn.
  • Tạo khung cho ảnh: Với các đường, cạnh, người chụp có thể hướng dẫn mẫu tạo dáng để có khuôn mặt nằm gọn trong một khung, với mục đích là để nhấn mạnh vào khuôn mặt.
  • Khoảng cách chụp cũng rất quan trọng: Không nên chọn khoảng cách quá gần dễ gây không thoải mái với chủ thể bức ảnh, cũng không quá xa sẽ làm xấu bức ảnh, dễ tạo cảm giác rời rạc.

Một số lưu ý khi chụp ảnh

Nên sử dụng flash ở một số tình huống: Flash khá quan trọng trong quá trình chụp chủ thể bức ảnh kể cả khi chụp với trời đầy đủ nắng.Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ sử dụng flash để làm sáng da vùng cổ và các vùng trũng từ mắt trở lên được sáng hơn.

Ngoài ra đối với những ai thích chụp làm mờ đi cảnh đằng sau, nổi bật chủ thể thì nên mở khẩu lớn hơn, còn nếu muốn rõ phông thì khép khẩu độ. Nên lưu ý là khi khép khẩu độ thì ánh sáng vào cảm biến sẽ ít hơn nên hình cũng sẽ dễ bị rung hơn rất nhiều.

Hạn chế tư thế đầu, vai vuông với ống kính: Hạn chế tạo dáng theo kiểu này vì nó sẽ tạo cảm giác không thoát ra khỏi khung hình với các đường ngang dọc khô cứng. Trong tạo dáng nữ sẽ thường nghiêng đầu vai về phía máy ảnh hơn, trong khi nam thì nghiêng đầu về phía vai thấp và xa máy ảnh.

Đến đây chắc chắn chúng ta đã hiểu cũng như là các cách thức để có thể chụp được một bức ảnh chân dung đẹp là như thế nào rồi phải không. Nếu cần bất kỳ thông tin này hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nhé.